8 Lỗi Phát Âm Tiếng Anh – 80% Người Việt Hay Mắc Phải

Các lỗi phát âm người Việt hay mắc phải

Là 1 giáo viên dạy tiếng Anh nên mình được tiếp xúc với đại đa số học sinh. Và có một vấn đề đó là các bạn phần lớn không chú trọng vào phát âm, dẫn đến việc nghe và nói gặp nhiều khó khăn trong cả học tập lẫn cuộc sống. Hiểu được nỗi niềm đó nên hôm nay, Ông Giáo Vlog xin chia sẻ với các bạn học sinh, sinh viên cũng như những người đi làm 8 lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến và cách khắc phục chúng. Cùng bắt đầu thôi nào!

Các lỗi phát âm tiếng Anh cơ bản:

Mình sẽ chia 8 lỗi này ra thành 2 phần. Phần đầu tiên này là phần cơ bản và phần thứ hai là các lỗi nâng cao.

Quên phát âm hoặc phát âm sai đuôi –s/es (/s/, /z/, /iz/)

Đây là một lỗi cực kỳ phổ biến nên mình quyết định để nó ở trí thứ nhất. Đuôi câu này không chỉ đơn giản là khi bạn thấy –s ở cuối câu thì phát âm là /s/, còn thấy –es thì phát âm là /iz/.

Thực ra có đến tận 3 cách để phát âm –s/es

Phát âm của -s,-es sẽ được đọc thành /iz/ khi đuôi cuối từ vựng là các từ như –s,-ss,-ch,-sh,-x,-z,-o,-ge,-ce.

Eg: boxes [/ˈbɑksɪz/], glasses [/ˈɡɫæsɪz/], watches [/ˈwɑtʃɪz/]

Phát âm là /s/ khi từ tiếng anh kết thúc bằng –p, -k, -t, -f, -th ( tương ứng với các âm cuối là/p/,/k/, /t/, /f/, /θ/ )

Mẹo nhớ : Khu phố phát triển thật

k p f t th

Eg: stops [/ˈstɑps/] , works [/ˈwɝks/]

Phát âm là /z/ với các trường hợp còn lại

Eg:  fail [/feɪlz], comes [/kʌmz/]

Phát âm với đuôi ed

Tương tự như cách phát âm đuôi –s/es ở trên. Cũng có 3 cách cần nhớ để không phát âm sai.

a. Phát âm là /ɪd/ khi một động từ tận cùng là âm /t/ hay /d/.

Mẹo nhớ: tiền đô hoặc tư duy

Ví dụ: wanted /wɒntɪd/,  ended /ˈɛndɪd/

b. Những từ kết thúc bằng các âm vô thanh : /ʧ/, /s/, /k/, /f/, /p/, /θ/, /∫/ thì -ed sẽ được đọc là /t/.

Ví dụ: hoped /ˈhoʊpt/ , washed /ˈwɑʃt/, liked /ˈlaɪkt/

c. Phát âm là /d/ đối với các từ không thuộc 2 nhóm trên

Eg: played /ˈpleɪd/ , allowed /əˈlaʊd/,…

Quên ending sound (âm cuối): 

Lỗi này lại khá liên quan đến 2 lỗi phát âm –s/es và –ed mà mình vừa đề cập ở trên. Các bạn học sinh rất hay quên phát âm từ cuối, có thể là do quên hoặc không để ý. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả nghĩa của câu, khiến người nghe không hiểu được bạn đang nói gì.

Eg: Từ rice nếu quên âm cuối có thể khiến người khác nhầm lẫn thành chữ right

Rice /raɪs/

Right /raɪt/

Chỉ 1 âm /t/ và /s/ ở cuối cũng đủ tạo nên khác biệt đấy bạn nhé. Cho nên hãy cố gắng học thêm bảng phiên âm IPA và luyện tập nhiều, cũng như nhắc bản thân cẩn thận trong việc phát âm những âm ở cuối nhé.

Việt hoá 1 số âm trong tiếng Anh

Một thói quen khác mà mình thấy nhiều bạn hay mắc phải là việt hóa những âm tiếng Anh theo tiếng Việt. Có nghĩa là tự biến tấu cách phát âm, dẫn đến phát âm không hay, không chuẩn.

Eg: education lại chia ra thành từng âm và học theo kiểu e-điu-cay-sần

Trong khi phát âm chuẩn lại là /ˌedʒ.əˈkeɪ.ʃən/ , âm /dʒ/ và /ʃə/ đã bị lược bỏ.

Các lỗi phát âm tiếng Anh nâng cao

Bây giờ, cùng Ông Giáo Vlog nâng cao thêm một xíu về các lỗi phát âm nhé.

Không phát âm được “th” trong tiếng Anh:

Âm ‘’th’’ là một âm khá quan trọng nhưng lại thường bị mọi người bỏ qua. Cách đọc rất khác với chữ viết th của nó. Không phải đọc là thờ đâu các bạn ạ. Cụ thể có 2 cách đọc sau:

Phát âm là /θ/ (phụ âm vô thanh)

Ví dụ: thing /θɪŋ/, think /θɪŋk/, thanks /θæŋks/,…

Cách phát âm /ð/ (phụ âm có thanh)

Ví dụ: this /ðɪs/, that /ðæt/,…

Cách đọc: Cả hai cách phát âm này đều có điểm chung là lưỡi bạn nên đặt giữa hai hàm răng trên và dưới. Chỉ khác nhau:

  • Đối với /θ/, bạn đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên. Chú ý khi chạm vào cổ dây thanh quản không rung.
  • Đối với /ð/, cũng đẩy hơi ra như đối với /θ/ nhưng khác là dây thanh quản sẽ rung.

Không quen nối âm / nối âm sai:

Nối âm là 1 yếu tố quan trọng để phân biệt một người nói tiếng Anh có tự nhiên và trôi chảy hay không. Đáng tiếc đây cũng là một thiếu sót trong cách phát âm tiếng Anh của người Việt.

Ví dụ: Listen up! The teacher is speaking.

Ở đây, để nghe ‘’giống Tây’’ hơn thì các bạn nên nối âm –n ở cuối với chữ up ở đằng sau, sẽ thành  /ˈlɪs.ən/ + /ʌp/ = /ˈlɪs.ənʌp/. Chứ không nên đọc từng chữ vì sẽ giảm độ fluency.

Mẹo học: Cố gắng xem lại các cách đọc –ed, -s/es và tập lấy ví dụ kết hợp nối âm để nhớ lâu hơn..

Thiếu/ sai trọng âm:

Một vấn đề phổ biến nữa đó chính là việc đọc nhấn trọng âm bị sai. Điều này sẽ khiến các bạn học sinh đặc biệt khổ sở trong cách phát âm, hiểu nghĩa cũng như khó khăn trong cách làm các dạng bài liên quan đến ngữ âm trong những kỳ thi.

Lấy ví dụ từ progress. Từ này có 2 mặt nghĩa và loại từ, phụ thuộc vào cách nhấn trọng âm.

Progress nhấn vần 1, /ˈprɑː.ɡres/ là một danh từ có nghĩa là sự phát triển, cải thiền dần dần một việc gì đó.

Trong khi đó progress nhấn vần 2, /prəˈɡres/ lại là động từ có nghĩa là cải thiện.

Từ này có nét nghĩa cũng gần giống nhau nhưng cách phát âm và loại từ lại có sự khác biệt. Các bạn nên tra từ điển Cambridge và làm nhiều bài tập trọng âm tìm trên mạng để cải thiện kỹ năng này nhé!

Thiếu ngữ điệu (intonation) khi nói: 

Lỗi này thì chắc sẽ có nhiều bạn sẽ không để ý, đó là thiếu intonation. Tuy nhiên, đây lại chính là một món vũ khí tối thượng giúp nâng tầm phát âm cũng như những cuộc giao tiếp hằng ngày của bạn đấy. Sở dĩ mình nói vậy là vì khi so sánh 2 câu nói giống nhau, nhưng cách diễn đạt, lên xuống giọng khác nhau cũng tạo ra nhiều khác biệt. Cụ thể hơn:

Đối với câu cảm thán, bạn nên lên giọng ở cuối câu

You’re so beatiful!

What a lovely cat!

Lên giọng ở cuối các câu hỏi bắt đầu bằng am, is, are, can, should,.. và câu hỏi Yes-No questions.

Are you crazy?

Should I go to the cinema?

Xuống giọng đối với các câu hỏi Wh-questions

Where do you go?

What’s up?

Trên đây là 8 lỗi phổ biến về phát âm mà người Việt hay mắc phải. Ông Giáo Vlog hy vọng với khối lượng kiến thức này đã giúp các bạn tự tin cũng như giao tiếp một cách trơn tru và trôi chảy hơn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết hay ho khác. Và nhớ luyện tập thường xuyên, nói thường xuyên hơn để ngày càng tốt lên nhé!